Thứ Tư, 1 tháng 4, 2009

Chọn hoa quả mà ăn


Tráng miệng bằng hoa quả sau bữa ăn, đã trở thành thói quen của rất nhiều gia đình. Tuy nhiên, ăn khi nào là đúng lúc và nên ăn loại hoa quả nào kết hợp với thức ăn gì thì không phải ai cũng biết.

Ăn đúng lúc

Tuy tráng miệng bằng hoa quả sau bữa ăn đã trở thành thói quen, nhưng gần đây rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thói quen này chưa hẳn đã có lợi. Nguyên nhân là sau khi ăn, thức ăn vẫn còn lưu lại dạ dày khoảng từ 1-2h. Nếu ăn thêm hoa quả sẽ càng làm tăng thời gian lưu trệ này, vì trong hoa quả có chứa một loại đường đơn là monosaccharit và các loại axit, khi chúng kết hợp với axit trong dạ dày sẽ tạo ra axits tactaric, axit citric làm dạ dày đầy hơi, gây cảm giác chướng bụng rất khó chịu.

Ngoài ra, trong một số loại hoa quả còn có hàm lượng tamin và pectin cao nên khi kết hợp với dịch vị, chất xơ và protein trong thức ăn dễ vón thành những hạt rắn rất khó tiêu hoá. Lâu ngày, những hạt này hình thành sỏi ở dạ dày và ruột. Chính vì vậy nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên ăn hoa quả sau bữa ăn chính khoảng 1-2h.

Ăn nhiều hoa quả thì tốt nhất là loại ít đường, nhưng nên để chúng biến thành những bữa ăn phụ xen giữa ba bữa chính là tốt hơn cả. Khi đó cơ thể sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả nhất, bên cạnh đó bạn còn phải biết món ăn nào nên kết hợp với loại hoa quả nào nữa.

Kết hợp món ăn và loại hoa quả

Các món nướng chiên: Nên chọn lê làm món tráng miệng vì trong các món chiên, nướng thường có nhiều dầu mỡ và nướng trực tiếp trên ngọn lửa nhiệt độ cao. Ai cũng biết cách chế biến này dễ sinh ra các chất độc hại, đặc biệt là benzen - chất có khả năng gây nên một số bệnh ung thư. Trong khi đó, quả lê có chứa nhiều chất kháng ung thư. Một quả lê hay một cốc nước ép sẽ góp phần làm trung hoà các độc tố. Lê cũng giúp quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn và ngăn ngừa các bệnh về dạ dày như đau, viêm...

Mì ăn liền: Tuy ít chất dinh dưỡng nhưng chế biến đơn giản và tiện dụng nên mì gói hay mì ăn liền cũng là một trong những món thường được sử dụng nhất. Sau khi ăn mì nên ăn một vài quả cam hoặc quýt để cung cấp vitamin và các khoáng chất cần thiết khác.

Đồ ăn có tính nóng: Những loại thức ăn có tính nóng như ớt, tiêu, mì gói... mà lại ít rau xanh thường dẫn đến táo bón. Vì thế để hạn chế tình trạng này, trước tiên cần ăn nhiều rau xanh hơn, ngoài ra có thể tráng miệng với quả hồng, đu đủ hoặc thơm. Những loai quả này cso tác dụng thanh nhiệt và giàu men tiêu hoá giúp giảm bớt tính nóng của thực phẩm.

Các món lẩu: Đa số mọi người khi ăn lẩu thường để sôi nước rồi mới nhúng thịt, cá vào ăn ngay khi còn tái, vì như vậy sẽ giữ được vị ngọt của thịt. Tuy nhiên vì chưa chín kĩ nên rất khó tiêu. Do đó sau khi ăn khoảng nửa giờ bạn có thể ăn thêm một hũ sữa chua, các men chua có trong sữa sẽ kích thích quá trình tiêu hoá, ngăn ngừa tình trạng đầy bụng khó tiêu.

theo mythuat

Món ăn phòng chống cận thị


Nguyên nhân dẫn tới cận thị thường là do dùng đèn thiếu sáng, tư thế ngồi không đúng, đọc sách liên tục trong thời gian dài, thể chất yếu, gien di truyền, dinh dưỡng kém... Một nghiên cứu mới đây nhất cho thấy cận thị có liên quan với tình trạng thiếu sắt, kẽm, crom.

Dưới đây là một số phương pháp ẩm thực đơn giản phòng chống cận thị:

1. Caramen mật ong

Cách chế biến:

Đập 1 quả trứng gà, đánh tan, cho vào cốc sữa đã làm nóng, đun nhỏ lửa đến khi trứng chín. Để nguội, sau đó cho mật ong vào.

Cách ăn:

Ăn sau bữa sáng hoặc làm thực đơn cho bữa sáng. Ăn cùng bánh mỳ, bánh bao.

2. Nước nhãn mật ong

Nguyên liệu:

Cẩu khởi 10g, trần bì 3g, cùi nhãn 10 cái, mật ong 1 thìa.

Cách chế biến:

Cho cẩu khởi và trần bì vào trong túi lọc riêng rẽ rồi thả vào nồi nước (lượng nước tùy ý) nấu cùng với cùi nhãn. Nấu sôi khoảng 30 phút rồi lọc bỏ cùi nhãn, chắt nước ra cốc, thêm mật ong vào uống.

Cách ăn:

Uống vào tầm 3 giờ chiều.

3. Nước táo đỏ mật ong

Nguyên liệu:

Cẩu khởi 10g, trần bì 3g, táo đỏ 8 quả, mật ong 2 thìa.

Cách chế biến:

Cho cẩu khởi, trần bì và táo đỏ vào trong nồi, thêm nước vào, nấu ở lửa vừa trong vòng 20 phút, lọc lấy nước đầu, sau đó lại cho nước lạnh vào nấu thêm, lọc lấy nước thứ 2.

Cách ăn:

Nước đầu và nước 2 trộn lẫn sau đó chia ra uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 - 4 tiếng, khi uống cho thêm 1 thìa mật ong.

Lưu ý: Những món ăn này cần được dùng "trường kỳ" thì mới có hiệu quả trong việc phòng ngừa cận thị hoặc không làm cho mắt cận tăng "độ".

theo dantri

Những thực phẩm không nên dùng khi đói


Có một số thực phẩm mà bạn nên tránh dùng khi bụng đang đói, chúng sẽ làm hỏng hệ tiêu hóa của bạn, ảnh huởng đến sức khỏe.

Chuối

Trong chuối chứa nhiều magiê, vitamin C nếu ăn khi đói sẽ tạo cảm giác cồn cào, khó chịu. Ngoài ra, lượng magiê vào cơ thể lúc đói sẽ phá vỡ cân bằng lượng magiê và sắt, ảnh hưởng không tốt đến thị lực.

Sữa chua

Men lactic có trong sữa chua sẽ dễ bị phân hủy và tác dụng của nó sẽ mất đi rất nhiều khi bạn ăn khi đói bụng. Độ PH thích hợp để men lactic sinh trưởng và phát triển tốt là từ 4-5 trở lên còn dịch vị trong dạ dày lúc đói có độ PH từ 2 trở xuống. Sau khi ăn dịch vị trong dạ dày loãng ra và độ PH lên đến 4-5. Tốt nhất là chỉ nên ăn trong vòng 2 giờ sau khi ăn.

Đồ uống lạnh

Khi nước lạnh vào cơ thể, nó sẽ kích thích các cơ ruột không ngừng hoạt động, rút ngắn thời gian thức ăn ngưng đọng ở ruột, chờ tiêu hoá. Khi đói các đồ uống lạnh có thể làm thành dạ dày co lại. Các dung môi tiêu hoá thức ăn có trong dạ dày cũng sẽ bị "tê liệt", không còn khả năng hoạt động. Chính vì vậy khi đói bụng không nên uống nước lạnh, đặc biệt là những người bị viêm dạ dày mãn tính, nên ít uống hoặc không uống nước lạnh. Phụ nữ trong những ngày kinh nguyệt không nên uống nước lạnh.

Đường

Các đồ ăn có chứa nhiều đường sẽ không tốt cho cơ thể khi đói vì chúng sẽ phá vỡ sự cân bằng của các vitamin và khoáng chất có trong cơ thể. Đặc biệt, khi đói, cơ thể không đủ năng lượng để chuyến hoá đường. Lâu ngày có thể dẫn tới tình trạng lượng đường trong máu tăng cao.

Khi đói bụng uống trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm chức năng tiêu hoá, dễ gây viêm dạ dày. Do lúc đói hiệu suất hấp thu cao, nên một lượng lớn thành phần không có lợi trong lá chè được hấp thu vào trong máu, gây nên hiện tượng "say chè".

Tỏi

Trong tỏi có chứa và các nguyên tố vi lượng, chất kháng khuẩn alliin làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp cao, phòng chống ung thư dạ dày và ung thư da, giảm viêm khớp... Là một thực phẩm có nhiều chức năng, vừa làm gia vị, vừa làm nhiều vị thuốc thế nhưng ăn tỏi lúc đói sẽ có hiệu quả ngược, nó sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày và thành ruột, không tốt bộ phận tiêu hóa.

Quả hồng và cà chua

Thành phần quả hồng và cà chua có chứa nhiều axit, ăn lúc đói sẽ tạo ra phản ứng giữa axit và các men tiêu hoá có sẵn trong dạ dày, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

Khoai tây

Khoai tây chứa nhiều axit no đơn và chất nhựa dính. Ăn khi đói sẽ gây cảm giác nóng ruột, rất khó chịu.

Sữa và đậu tương

Các chế phẩm từ sữa và đậu tương rất giàu protein, nếu ăn vào lúc đói, lượng protein này sẽ bị chuyển hoá thành nhiệt lượng tiêu hao. Khi đó, không những không giảm được cảm giác đói và còn làm lãng phí các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Rượu

Uống rượu khi đói, đặc biệt là rượu mạnh sẽ dễ bị trung độc cồn cấp tính, gây nôn, đau dạ dày, thậm chí bị choáng. Tuyệt đối không nên uống rượu khi đói và nhất định, trước và sau khi uống rượu đều phải chắc chắn có gì đó trong dạ dày ngoài rượu.

theo monngon